Thành phố thông minh (smart city) là gì?
Thời đại công nghệ 4.0, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo ngày càng được sử dụng trong đời sống. Cùng với sự phát triển đó, thành phố thông minh đã ra đời.
Thành phố thông minh là gì?
Thành phố thông minh hay đô thị thông minh (smart city) là một khu vực thành thị sử dụng các loại phương pháp điện tử và cảm biến khác nhau để thu thập dữ liệu. Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được đem đi xử lý và phân tích. Nhằm giám sát và quản lý hệ thống giao thông và vận tải, nhà máy điện, tiện ích, mạng lưới cấp nước, chất thải, phát hiện tội phạm, hệ thống thông tin, trường học, thư viện, bệnh viện và các dịch vụ cộng đồng khác.
Tiêu chuẩn của thành phố thông minh
Môi trường thông minh
Nghĩa là mọi hoạt động vận hành của thành phố ít gây ô nhiễm môi trường nhất có thể mà không ảnh hưởng đến đời sống cư dân. Môi trường thông minh liên quan đến các yếu tố như: sử dụng năng lượng hiệu quả, năng lượng tái tạo, giảm ô nhiễm, quy hoạch thành phố bền vững…
Đời sống thông minh
Đây là tiêu chuẩn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cư dân. Liên quan đến các vấn đề như: cơ sở hạ tầng, vắn hóa, hệ thống an ninh, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, sư gắn kết xã hội…
Nền kinh tế thông minh
Kinh tế thông minh là nền kinh tế được đổi mới sáng tạo, có sức cạnh tranh cao. Nền kinh tế này được xây dựng, vận hành một cách hiệu quả nhằm giải quyết các vấn đề nhân sinh. Mang tính chất cơ động, linh hoạt, đổi mới và thích ứng liên tục với môi trường kinh doanh.
Di chuyển thông minh
Đây là tiêu chuẩn cốt lõi trong chiến lược xây dựng thành phố thông minh. Đặc biệt là trong bối cảnh nhu cầu đi lại trong đô thị lớn và tình trạng ùn ứ, tắc nghẽn giao thông.
Di chuyển thông minh được xây dựng hướng tới các mục tiêu như: duy trì hệ thống giao thông bền vững, cư dân có thể di chuyển thuận lợi bằng các loại phương tiện khác nhau, tích hợp ICT trong hệ thống giao thông…
Chính quyền thông minh
Để thực hiện tiêu chuẩn này cần đưa công nghệ số vào hoạt động chính quyền và thực hiện các dịch vụ công trực tuyến. Qua đó cư dân có thể sử dụng các dịch vụ đăng ký, cấp phép, cấp giấy chứng nhận… một cách tiện lợi thông qua các thiết bị điện tử.
Chính quyền thông minh phải đáp ứng được các yêu cầu: sự tham gia của công chúng, cung cấp dịch vụ công của chính quyền thành phố, hệ thống dữ liệu mở và minh bạch, chính quyền điện tử và hệ thống thông tin truyền thông.
Cư dân thông minh
Cư dân của thành phố thông minh cần đáp ứng các yêu cầu sau: có năng lực phù hợp với sự vận hành của thành phố, có tâm thế sẵn sàng cho việc học tập suốt đời, sự đa dạng về xã hội và chủng tộc, sáng tạo, tư duy mở và sẵn sàng tham gia đời sống chung của cộng đồng.
Những kiểu mẫu điển hình cho thành phố thông minh
Hiện nay trên thế giới có nhiều thành phố đạt được tiêu chuẩn thông minh như: New York, London, Paris, Tokyo, Reykjavik, Singapore, Seoul, Toronto, Hong Kong, Amsterdam.
Những thành phố trên có các tiện ích như:
- Hệ thống cảm biến đèn đường chỉ bật sáng khi có người. Giúp tiết kiệm năng lượng đáng kể.
- Hệ thống cảm biến rò rỉ nước sạch. Giúp tiết kiệm nguồn nước vượt trội và cảnh báo hư hỏng.
- Hệ thống cảm biến để xác định điểm đậu xe phù hợp. Giúp giao thông trong bãi đỗ xe trật tự.
- Cảm biến nhận dạng khuôn mặt để phát hiện người lạ và kẻ gian. Phục vụ hiệu quả trong công tác điều tra điều phạm.
- Có thể thấy thành phố thông minh được xây dựng để mang lại chất lượng sống tốt nhất cho cư dân. Tuy vậy ở Việt Nam việc xây dựng thành phố thông minh còn hạn chế do cơ sở hạ tầng chưa có sự phát triển đồng bộ.