Hướng đi nào để bất động sản hồi phục sau đại dịch

Bất động sản hiện đang trong giai đoạn bình lặng vì đại dịch bùng phát lần thứ 4. Hàng loạt các dự án đang có những bước tiến chậm hay thậm chí là đứng yên. Thị trường BĐS cần làm gì để khôi phục sau đại dịch?

1. Bất động sản: Nỗ lực giữ điểm “neo” thị trường

Vì sao thị trường bất động sản năm 2020 sẽ không rơi vào khủng hoảng, bán  tháo, cắt lỗ? - VietNamNet

Nửa đầu năm 2021, nhiều doanh nghiệp BĐS vẫn ghi nhận kết quả khả quan. Nhờ bàn giao sản phẩm từ các dự án đã triển khai trước đó. Dù vậy, đa phần doanh nghiệp BĐS vừa và nhỏ lại phải đối mặt với tình trạng kinh doanh thua lỗ. Trong đó hơn 80% sàn giao dịch bất động sản làm trung gian môi giới hầu như phải dừng hoạt động. Tác động của dịch bệnh đã làm nhu cầu đầu tư BĐS giảm sút mạnh. Dù thực tế nguồn cung vẫn rất lớn cùng nhiều chính sách hỗ trợ kích cầu trong giai đoạn này. Để “giữ ấm” thị trường, đòi hỏi phải có sự quyết liệt trong các công tác phòng-chống dịch bệnh. kết hợp nỗ lực từ các doanh nghiệp BĐS khi triển khai nhiều chính sách và hướng tiếp cận mới để “neo giữ” khách hàng. Các doanh nghiệp BĐS đã và đang triển khai nhiều gói kích cầu. 

Dồn sức để duy trì hoạt động là điều mà các doanh nghiệp ưu tiên ngay lúc này. Không thể kinh doanh theo hình thức mở bán trực tiếp, các doanh nghiệp đã chuyển sang các buổi bán hàng online. Bên cạnh đó, việc mở rộng quỹ đất, lên kế hoạch triển khai sản phẩm ở nhiều phân khúc. Động thái cho thấy các doanh nghiệp đang chuẩn bị một nền tảng vững chắc cho sự trở lại ngay khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát. 

2. Cơ hội nào cho bất động sản vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? 

Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng sẽ là động lực thúc đẩy thị trường BĐS tăng trưởng trong thời gian tới. Các tỉnh trong vùng “Bát giác kim cương” bao gồm TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang vẫn là khu vực kết nối đầy tiềm năng. Nhờ được đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng cùng chính sách kêu gọi đầu tư từ chính quyền địa phương. Về nhu cầu đầu tư, khu vực này được nhắm đến như một vùng đất đầy triển vọng cho các ngành công nghiệp và ngành sản xuất. Về nhu cầu an cư, nguồn cung nội đô khan hiếm tiếp tục gia tăng nhu cầu lớn về nhà ở mở rộng ra các vùng ven. Trong đó, khu vực cửa ngõ phía Đông TP HCM khi dự án Cảng hàng không quốc tế long Thành vẫn được triển khai đúng tiến độ. Song song đó, nhiều tuyến cao tốc trọng điểm như: mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Bến Lức – Long Thành (dự kiến hoàn thành năm 2023), cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Dầu Giây – Liên Khương… Dự kiến đến năm 2025, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ phục vụ cho “thành phố sân bay” và khu vực lân cận sẽ tạo sức bật lớn kích cầu sự tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.